Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Ô Lạp

Mục lục Ô Lạp

Ô Lạp (phiên âm tiếng Mãn: Ula) là một thị tộc bộ lạc Nữ Chân, cư trú gần sông Tùng Hoa nay thuộc khu Long Đàm, thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm). Ô Lạp trong tiếng Mãn có nghĩa là "ven sông". Vào thời cuối nhà Minh, Ô Lạp đạt đến cực thịnh, khá phồn hoa nên có câu "Trước có Ô Lạp, nay có Cát Lâm". Vào thới kỳ sau của nhà Minh, Ô Lạp là một trong tứ bộ của Hải Tây Nữ Chân, do Ô Lạp Na Lạp thị quản lý và họ có cùng tổ tiên với Cáp Đạt. Ô Lạp về sau nổi lên và xảy ra cọ xát với Kiến Châu của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Trọng trận Cổ Lặc Sơn, Ô Lạp là một chủ lực trong liên minh 9 bộ song cuối cùng thảm bại, bối lặc Bố Chiếm Thái (布占泰) bị bắt, hai bên kết liên minh, tuy nhiên sau khi Bố Chiếm Thái được tha về đã bội minh. Cuối cùng, năm 1613, Ô Lạp bị Kiến Châu thôn tính. Bối lặc Bố Chiếm Thái đào thoát đến Diệp Hách rồi chết nơi đất khách. Hiện nay, tại trấn dân tộc Mãn Ô Lạp Nhai của thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm vẫn còn có thể trông thấy các di chỉ của thành cổ Ô Lạp.

13 quan hệ: Bố Can, Bố Nhan, Bujantai, Cáp Đạt, Cát Lâm, Cát Lâm (thành phố), Hải Tây Nữ Chân, Long Đàm, Mãn Thái, Nữ Chân, Nhà Minh, Tùng Hoa, Tiếng Mãn.

Bố Can

Bố Can (phiên âm tiếng Mãn: Bugan), thành viên Na Lạp thị.

Mới!!: Ô Lạp và Bố Can · Xem thêm »

Bố Nhan

Bố Nhan (phiên âm tiếng Mãn: Buyan,, con trai của Thái Lan, là bối lặc đầu tiên của Ô Lạp. Bố Nhan xuất thân từ Na Lạp thị, là cháu trai của Cáp Đạt bối lặc là Vương Trung. Sau khi sáp nhập các bộ lạc lân cận, ông cho lập thành ven sông Ô Lạp và đặt hiệu là "Ô Lạp". Bố Nhan có hai người con trai là Bố Can và Bác Khắc Đa, sau khi Bố Nhan chết, Bố Can kế vị làm bối lặc.

Mới!!: Ô Lạp và Bố Nhan · Xem thêm »

Bujantai

Bố Chiếm Thái (tiếng Mãn: 25px, phiên âm tiếng Mãn: Bujantai) (?-1618) là thành viên của Na Lạp thị, là Ô Lạp bối lặc cuối cùng.

Mới!!: Ô Lạp và Bujantai · Xem thêm »

Cáp Đạt

Cáp Đạt có thể là.

Mới!!: Ô Lạp và Cáp Đạt · Xem thêm »

Cát Lâm

Cát Lâm, là một tỉnh ở Đông Bắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Ô Lạp và Cát Lâm · Xem thêm »

Cát Lâm (thành phố)

Cát Lâm (tiếng Hoa: 吉林市, bính âm: Jílín shì, Hán-Việt: Cát Lâm thị) là một địa cấp thị tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.

Mới!!: Ô Lạp và Cát Lâm (thành phố) · Xem thêm »

Hải Tây Nữ Chân

Hải Tây Nữ Chân là một trong tam đại bộ của người Nữ Chân, chủ yếu phân bố tại Hải Tây (nay là đông Tùng Hoa Giang) đến Hắc Long Giang.

Mới!!: Ô Lạp và Hải Tây Nữ Chân · Xem thêm »

Long Đàm

Long Đàm (chữ Hán giản thể: 龙潭区, âm Hán Việt: Long Đàm khu) là một quận thuộc địa cấp thị Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Ô Lạp và Long Đàm · Xem thêm »

Mãn Thái

Mãn Thái (phiên âm tiếng Mãn: Mantai,, ?-1596) thuộc Na Lạp thị, là Ô Lạp bối lặc, con trai của Bố Can, là cha của A Ba Hợi, đại phúc tấn của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, là ông ngoại của Đa nhĩ Cổn.

Mới!!: Ô Lạp và Mãn Thái · Xem thêm »

Nữ Chân

Người Nữ Chân (chữ Hán phồn thể: 女眞; giản thể: 女真; bính âm: nǚzhēn) là người Tungus ở những vùng Mãn Châu và miền Bắc Triều Tiên.

Mới!!: Ô Lạp và Nữ Chân · Xem thêm »

Nhà Minh

Nhà Minh (chữ Hán: 明朝, Hán Việt: Minh triều; 23 tháng 1 năm 1368 - 25 tháng 4 năm 1644) là triều đại cuối cùng do người Hán kiến lập trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Ô Lạp và Nhà Minh · Xem thêm »

Tùng Hoa

Sông Tùng Hoa đoạn ở phía tây Cáp Nhĩ Tân. Các hồ hà tích là cảnh tượng thường thấy ở hai bên bờ sông Tùng Hoa (tiếng Mãn: 35px, Sunggari Ula;, Tùng Hoa Giang; река Сунгари) là một sông ở Đông Bắc Trung Quốc, và là chi lưu lớn nhất của Hắc Long Giang (sông Amur), với chiều dài từ dãy núi Trường Bạch qua hai tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang.

Mới!!: Ô Lạp và Tùng Hoa · Xem thêm »

Tiếng Mãn

Tiếng Mãn Châu hay Tiếng Mãn, thuộc họ ngôn ngữ Tungus, là tiếng mẹ đẻ của người Mãn Châu ở vùng Đông Bắc Trung Quốc và từng là một trong những ngôn ngữ chính thức của triều đại nhà Thanh (1636-1911).

Mới!!: Ô Lạp và Tiếng Mãn · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »