Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Ô Lạp

Mục lục Ô Lạp

Ô Lạp (phiên âm tiếng Mãn: Ula) là một thị tộc bộ lạc Nữ Chân, cư trú gần sông Tùng Hoa nay thuộc khu Long Đàm, thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm). Ô Lạp trong tiếng Mãn có nghĩa là "ven sông". Vào thời cuối nhà Minh, Ô Lạp đạt đến cực thịnh, khá phồn hoa nên có câu "Trước có Ô Lạp, nay có Cát Lâm". Vào thới kỳ sau của nhà Minh, Ô Lạp là một trong tứ bộ của Hải Tây Nữ Chân, do Ô Lạp Na Lạp thị quản lý và họ có cùng tổ tiên với Cáp Đạt. Ô Lạp về sau nổi lên và xảy ra cọ xát với Kiến Châu của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Trọng trận Cổ Lặc Sơn, Ô Lạp là một chủ lực trong liên minh 9 bộ song cuối cùng thảm bại, bối lặc Bố Chiếm Thái (布占泰) bị bắt, hai bên kết liên minh, tuy nhiên sau khi Bố Chiếm Thái được tha về đã bội minh. Cuối cùng, năm 1613, Ô Lạp bị Kiến Châu thôn tính. Bối lặc Bố Chiếm Thái đào thoát đến Diệp Hách rồi chết nơi đất khách. Hiện nay, tại trấn dân tộc Mãn Ô Lạp Nhai của thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm vẫn còn có thể trông thấy các di chỉ của thành cổ Ô Lạp.

18 quan hệ: An Phí Dương Cổ, Đa Nhĩ Cổn, Đại Thiện, Ô Lạt Na Lạp A-Ba-Hợi, Bố Nhan, Bujantai, Cáp Đạt (Hải Tây Nữ Chân), Diệp Hách lão nữ, Gintaisi, Hà Hòa Lễ, Hải Tây Nữ Chân, Kế Hoàng hậu, Mãn Thái, Ná Lạp thị, Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Phí Anh Đông, Thư Nhĩ Cáp Tề, Vương Đài.

An Phí Dương Cổ

An Phí Dương Cổ (1559-1622) là người thuộc Tương Lam kỳ, Giác Nhĩ Sát thị, con trai của Hoàn Bố Lộc, là một trong ngũ đại thần khai quốc của Hậu Kim.

Mới!!: Ô Lạp và An Phí Dương Cổ · Xem thêm »

Đa Nhĩ Cổn

Đa Nhĩ Cổn (chữ Hán: 多爾袞; Mãn Châu: 16px; 17 tháng 11 năm 1612 – 31 tháng 12 năm 1650), còn gọi Duệ Trung Thân vương (睿忠親王), là một chính trị gia, hoàng tử và là một Nhiếp chính vương có ảnh hưởng lớn trong thời kì đầu nhà Thanh.

Mới!!: Ô Lạp và Đa Nhĩ Cổn · Xem thêm »

Đại Thiện

Đại Thiện (chữ Mãn: 20px, phiên âm: Daišan;; 19 tháng 8 năm 1583 - 25 tháng 11 năm 1648) là một hoàng thân Mãn Châu và chính trị gia có ảnh hưởng của nhà Thanh.

Mới!!: Ô Lạp và Đại Thiện · Xem thêm »

Ô Lạt Na Lạp A-Ba-Hợi

Ô Lạt Na Lạp A Ba Hợi (chữ Hán: 烏喇那拉阿巴亥, Mãn Châu: 16px, phiên âm: Ulan Nala Abahai; 1590 – 30 tháng 9 năm 1626), thường được gọi là Thanh Thái Tổ Đại phi (清太祖大妃), là một phúc tấn của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người đặt nền móng sáng lập triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Ô Lạp và Ô Lạt Na Lạp A-Ba-Hợi · Xem thêm »

Bố Nhan

Bố Nhan (phiên âm tiếng Mãn: Buyan,, con trai của Thái Lan, là bối lặc đầu tiên của Ô Lạp. Bố Nhan xuất thân từ Na Lạp thị, là cháu trai của Cáp Đạt bối lặc là Vương Trung. Sau khi sáp nhập các bộ lạc lân cận, ông cho lập thành ven sông Ô Lạp và đặt hiệu là "Ô Lạp". Bố Nhan có hai người con trai là Bố Can và Bác Khắc Đa, sau khi Bố Nhan chết, Bố Can kế vị làm bối lặc.

Mới!!: Ô Lạp và Bố Nhan · Xem thêm »

Bujantai

Bố Chiếm Thái (tiếng Mãn: 25px, phiên âm tiếng Mãn: Bujantai) (?-1618) là thành viên của Na Lạp thị, là Ô Lạp bối lặc cuối cùng.

Mới!!: Ô Lạp và Bujantai · Xem thêm »

Cáp Đạt (Hải Tây Nữ Chân)

Cáp Đạt (phiên âm tiếng Mãn: Hada) là một bộ lạc Nữ Chân, tên gọi của bộ lạc này xuất phát từ việc họ cư trú ven Cáp Đạt Hà (nay là Tiểu Thanh Hà ở huyện Tây Phong, tỉnh Liêu Ninh).

Mới!!: Ô Lạp và Cáp Đạt (Hải Tây Nữ Chân) · Xem thêm »

Diệp Hách lão nữ

Diệp Hách lão nữ (chữ Hán: 叶赫老女, 1583 – 1616), họ Na Lạp thị, là con gái của Bối lặc bộ tộc Diệp Hách, dân tộc Nữ Chân.

Mới!!: Ô Lạp và Diệp Hách lão nữ · Xem thêm »

Gintaisi

Gintaisi (chữ Mãn: 25px; ? – 29 tháng 9 năm 1619), tài liệu Trung Quốc chép là Kim Đài Thạch, hay Jintaiji (Kim Đài Cát), là tù trưởng (bối lặc) cuối cùng của bộ tộc Diệp Hách Na Lạp thị.

Mới!!: Ô Lạp và Gintaisi · Xem thêm »

Hà Hòa Lễ

Hohori (chữ Mãn: ᡥᠣᡥᠣᡵᡳ), hay Hà Hòa Lễ (1561-1624), cũng gọi là Hà Hòa Lý (何和里), các tài liệu từ thời nhà Minh ghi là Hảo Hảo Lý (好好里), là người thuộc Đổng Ngạc thị, là một trong 5 trọng thần khai quốc của Hậu Kim.

Mới!!: Ô Lạp và Hà Hòa Lễ · Xem thêm »

Hải Tây Nữ Chân

Hải Tây Nữ Chân là một trong tam đại bộ của người Nữ Chân, chủ yếu phân bố tại Hải Tây (nay là đông Tùng Hoa Giang) đến Hắc Long Giang.

Mới!!: Ô Lạp và Hải Tây Nữ Chân · Xem thêm »

Kế Hoàng hậu

Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậu (chữ Hán: 清高宗继皇后, 11 tháng 3, năm 1718 - 19 tháng 8, năm 1766), Ô Lạp Na Lạp thị, là Hoàng hậu thứ hai của Thanh Cao Tông Càn Long hoàng đế.

Mới!!: Ô Lạp và Kế Hoàng hậu · Xem thêm »

Mãn Thái

Mãn Thái (phiên âm tiếng Mãn: Mantai,, ?-1596) thuộc Na Lạp thị, là Ô Lạp bối lặc, con trai của Bố Can, là cha của A Ba Hợi, đại phúc tấn của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, là ông ngoại của Đa nhĩ Cổn.

Mới!!: Ô Lạp và Mãn Thái · Xem thêm »

Ná Lạp thị

Na Lạp thị (Mãn Châu: ᠨᠠᡵᠠ ᡥᠠᠯᠠ Nara hala, chữ Hán: 那拉氏), cũng gọi là Nạp Lạt thị (納喇氏), Nạp Lan thị (納蘭氏), là một trong những tộc chính của người Mãn Châu.

Mới!!: Ô Lạp và Ná Lạp thị · Xem thêm »

Nỗ Nhĩ Cáp Xích

Nỗ Nhĩ Cáp Xích (chữ Hán: 努爾哈赤; chữ Mãn: 1 30px, âm Mãn: Nurhaci), (1559 – 1626), Hãn hiệu Thiên Mệnh Hãn (天命汗), là một thủ lĩnh của bộ tộc Nữ Chân vào cuối đời Minh (Trung Quốc).

Mới!!: Ô Lạp và Nỗ Nhĩ Cáp Xích · Xem thêm »

Phí Anh Đông

Fiongdon (phiên âm tiếng Mãn), hay Phí Anh Đông (1562-1620) là một trong 5 trọng thần khai quốc của Hậu Kim.

Mới!!: Ô Lạp và Phí Anh Đông · Xem thêm »

Thư Nhĩ Cáp Tề

Thư Nhĩ Cáp Tề (tiếng Mãn: 25px, phiên âm: Šurhaci) (1564 - 1611), cũng dịch thành Thư Nhĩ Cáp Xích (舒爾哈赤) hoặc Tốc Nhĩ Cáp Tề (速尔哈齐) là con trai thứ ba của Thanh Hiển Tổ Tháp Khắc Thế và là em trai cùng cha mẹ với Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Mới!!: Ô Lạp và Thư Nhĩ Cáp Tề · Xem thêm »

Vương Đài

Vương Đài (cũng gọi là Vạn (萬), ?-1582), thuộc Na Lạp thị, con trai của Triệt Triệt Mục, tức con trai trưởng của Tháp Sơn Tả vệ đô đốc Khắc Thập Nạp.

Mới!!: Ô Lạp và Vương Đài · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »