Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad

Mục lục Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad

Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad (30 tháng 8 - 3 tháng 10 năm 1944), còn gọi là Chiến dịch Rumani, là một chiến dịch quân sự do Hồng quân Liên Xô và quân đội Rumani tổ chức nhằm tấn công quân đội Đức Quốc xã và đồng minh Hungary đang đóng trên lãnh thổ của Rumani.

45 quan hệ: Adolf Hitler, Arad, România, Đức Quốc Xã, Balkan, Brad, Bucharest, Budapest, Bulgaria, Caracal, Chiến dịch Debrecen, Chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău, Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh Xô-Đức, Chop, Dãy núi Karpat, Debrecen, Dej, Giurgiu, Hồng Quân, Hungary, Josip Broz Tito, Liên Xô, Lugoj, Miskolc, Mukacheve, Nam Tư, Phương diện quân Ukraina 2, Phương diện quân Ukraina 3, Phương diện quân Ukraina 4, Pitești, Rodion Yakovlevich Malinovsky, România, Satu Mare, Sibiu, Stavka, Szolnok, Tổng tiến công mùa xuân 1945 tại Ý, Timișoara, Transilvania, Turda, Uzhhorod, Zimnicea, 1944, 3 tháng 10, 30 tháng 8.

Adolf Hitler

Adolf Hitler ((phiên âm: A-đôn-phơ Hít-le)(20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934. Hitler thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ Tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và giết hại các đối thủ. Hitler đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust). Thời trẻ, khi còn ở Áo, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế quốc Đức, từng bị thương, và được nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng. Thất bại của Đế chế Đức làm cho ông cảm thấy kinh ngạc và vô cùng phẫn nộ. Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở München. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Hai năm sau, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Dưới sự lãnh đạo của Hitler, lực lượng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn mạnh rất nhanh. Vào năm 1923, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa phát động một đợt chính biến được sử sách gọi là "Đảo chính nhà hàng bia". Sau khi thất bại, Hitler bị bắt và bị xét xử, nhưng trên thực tế ngồi tù chưa được một tháng thì Hitler được phóng thích. Năm 1928, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ mạnh; nhưng do công chúng cực kỳ bất mãn đối với các chính đảng đang tồn tại, thì chính đảng này thừa cơ phát triển lên. Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Hitler được bầu làm Thủ tướng và sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị xử tử mà không cần xét xử. Trong vài năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi và họ tin rằng ông ta sẽ thay đổi cả nước Đức. Sau đó, Hitler đã đưa nước Đức vào con đường xâm lược bên ngoài, dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 năm 1939. Trên thực tế, Hitler không cần dùng vũ lực đã đạt được tham vọng lãnh thổ đầu tiên của mình. Khi đó, Anh và Pháp đang bị khốn đốn bởi các vấn đề kinh tế, một mực xin hòa. Hitler hủy bỏ Hòa ước Versailles, tổ chức, chỉnh đốn lại quân đội Đức. Năm 1936, quân Đức chiếm đánh khu vực Rheiland và thiết lập phòng thủ trong ba tháng; năm 1938, Hitler dùng vũ lực xâm lược nước Áo. Hai nước Anh và Pháp không có sự can thiệp nào đối với hành động đó của Hitler, thậm chí khi ông chỉ đạo quân đội tiến hành thôn tính khu vực phòng thủ trọng điểm của Tiệp Khắc tháng 9 năm 1938, Anh và Pháp cũng ngầm thừa nhận. Năm 1940 là thời kỷ đỉnh cao của Hitler; quân đội Đức đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Tháng 6 năm ấy, Pháp đầu hàng. Tháng 6 năm 1941, Hitler tự ý bãi bỏ điều ước không xâm phạm Liên Xô, bắt đầu tấn công Liên Xô và chiếm được một vùng rộng lớn của họ; nhưng không tiêu diệt được quân đội của Liên Xô. Theo tác giả Panphilov (Giáo viên lịch sử Liên Xô của trường MGIMO Maxcva - Liên Xô) viết trong một cuốn sách của mình như là một sử gia đã từng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thì trước khi quyết định xâm lược Liên Bang Xô Viết thì Hitler đã viết một bức thư cho trùm phát xít Ý là Benito Mussolini, qua đó cho rằng quyết định tấn công Liên Bang Xô Viết là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của ông vì Liên Xô là một quốc gia khổng lồ. Vì lẽ đó nếu như năm 1941 khi tấn công Liên Xô theo kế hoạch của chiến dịch Barbarosa, kể cả khi Hitler đồng ý với ý kiến của các tướng lĩnh dưới quyền tấn công thẳng đến Moskva thì cũng không nhanh chóng đánh gục được Liên Xô bởi vì Ban Lãnh đạo Liên Xô lúc đó sẽ nhanh chóng sơ tán về miền Đông dãy Uran để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Đức. Sự sai lầm dẫn tới thất bại của Hitler khi tấn công Liên Xô là hắn đã quá tự cao tự đại, coi thường người đồng minh trong phe của mình là Đế quốc Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản đã không đưa quân lên phía Bắc, hiệp đồng với Quân đội Đức để tấn công Liên Xô ở mặt trận phía Đông mà dồn quân xuống phía Nam chiếm vùng Đông Á, để mặc một mình Hitler cố gắng xâm chiếm Liên Xô rộng lớn. Những nhà tình báo vĩ đại đã nắm được ý đồ đơn phương tiến hành chiến tranh của Hitler và giúp cho Ban Lãnh đạo Liên Xô có những phương án thích ứng để đối phó với Hitler. Hitler và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Yōsuke Matsuoka, tại một cuộc họp ở Berlin tháng 3 năm 1941. Trong bối cảnh là Joachim von Ribbentrop. Cuối năm 1942, Hitler đã thất bại trong 2 chiến dịch ở Ai Cập và Stalingrad, đây là bước ngoặt của đại chiến thế giới lần thứ 2. Lực lượng quân đội Đức bắt đầu suy yếu; mặc dù thất bại là không tránh khỏi, nhưng Hitler kiên quyết không đầu hàng. Sau trận đánh tại Stalingrad, Hitler hạ lệnh cho làm lễ quốc tang 4 ngày. Nhưng ông còn kéo dài cuộc chiến hơn hai năm nữa. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, quân Liên Xô đánh vào Berlin, Adolf Hitler tự tử ở boong-ke của mình. Sau đó, quân đội Đức Quốc xã và Nhật đều tuyên bố đầu hàng, Thế chiến thứ 2 kết thúc. Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông. Đoạn đời trước tuổi 30 của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hiếm thấy. Từng có truyền đơn nổi tiếng của Đức Quốc xã coi Adolf Hitler là chính khách mới nhất trong chuỗi một loạt các chính khác tài năng của nước Đức kể từ thời vua Friedrich II Đại Đế, tới Thủ tướng Otto von Bismarck, rồi lại đến Tổng thống Hindenburg. Bản thân ông cũng luôn ví mình với vua Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786), nhân dân Phổ có truyền thống lịch sử hào hùng gắn liền với chủ nghĩa anh hùng của vị vua này. Adolf Hitler cũng rất vui khi ông ta nghe nói rằng vua Friedrich II Đại Đế cứng rắn với các võ quan, từ đó ông có lý lẽ để biện minh cho những hành vi của chính mình. Thực chất, chế độ Đức Quốc xã không hề là sự nối tiếp của truyền thống Phổ. Những người lên nắm quyền thường phải tự bảo mình là "con cháu người xưa" để có được quyền thống trị hợp pháp. Đảng Quốc xã đọc về lịch sử vinh quang của nước Phổ, của vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế cũng thường không đến nơi đến chốn, móp méo. Vị vua này bị những người Quốc xã phóng đại.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Adolf Hitler · Xem thêm »

Arad, România

Arad Arad (Arad; Арад Arad) là một thành phố România, ở vùng Crişana, bên sông Mureş.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Arad, România · Xem thêm »

Đức Quốc Xã

Đức Quốc Xã, còn gọi là Đệ Tam Đế chế hay Đế chế Thứ ba (Drittes Reich), là nước Đức trong thời kỳ 1933-1945 đặt dưới một chế độ độc tài chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã (NSDAP).

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Đức Quốc Xã · Xem thêm »

Balkan

Bản đồ địa hình bán đảo Balkan (tạo năm 2006). Lưu ý rằng Serbia và Montenegro đã trở thành hai quốc gia riêng biệt Balkan (phiên âm tiếng Việt: Ban-căng) là một bán đảo thuộc phía đông-nam châu Âu rộng khoảng 550.000 km² với 55 triệu cư dân.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Balkan · Xem thêm »

Brad

Brad là một đô thị thuộc hạt Hunedoara, România.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Brad · Xem thêm »

Bucharest

Bucharest (tiếng România: București, trong tiếng Việt thường được gọi là Bu-ca-rét do ảnh hưởng từ tên tiếng Pháp Bucarest) là thủ đô và là trung tâm thương mại và công nghiệp của România.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Bucharest · Xem thêm »

Budapest

Budapest là thủ đô và thành phố đông dân nhất của Hungary, và một trong những thành phố lớn nhất trong Liên minh Châu Âu.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Budapest · Xem thêm »

Bulgaria

Bulgaria (tiếng Bulgaria: България, Balgariya, Tiếng Việt: Bun-ga-ri), tên chính thức là Cộng hòa Bulgaria (Република България, Republika Balgariya) là một quốc gia nằm tại khu vực đông nam châu Âu.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Bulgaria · Xem thêm »

Caracal

Caracal là một chi thú ăn thịt trong họ Felidae.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Caracal · Xem thêm »

Chiến dịch Debrecen

Chiến dịch Debrecen (6 tháng 10 - 28 tháng 10 năm 1944) là một chiến dịch tấn công do Hồng quân Liên Xô và quân đội România tổ chức nhằm tấn công quân đội Đức Quốc xã và đồng minh của nó là vương quốc Hungary, diễn ra trên mặt trận Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Chiến dịch Debrecen · Xem thêm »

Chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău

Chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău hay Chiến dịch tấn công chiến lược Jassy-Kishinev (Ясско-кишинёвская стратегическая наступательная операция,, gọi tắt là Chiến dịch Iaşi-Chişinău hay Chiến dịch Jassy-Kishinev là một chiến dịch tấn công chiến lược của Liên Xô nhằm vào phát xít Đức và các nước phụ thuộc trong Chiến tranh Xô-Đức, diễn ra trên phần đất thuộc Moldova và phía Đông Romania ngày nay. Tên chiến dịch được đặt theo hai thành phố lớn là Iaşi và Chişinău, nơi đánh dấu vị trí diễn ra chiến dịch. Chiến dịch Iaşi-Chişinău diễn ra từ ngày 20 đến 30 tháng 8 năm 1944, do Phương diện quân Ukraina 2 và Phương diện quân Ukraina 3 thực thi chống lại Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina bao gồm các đơn vị Đức và Romania. Mục tiêu của chiến dịch là đánh tan Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina, thu hồi lãnh thổ của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia, mở đường vào Romania và bán đảo Balkan. Chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău là chiến dịch mở màn cho các hoạt động quân sự của quân đội Liên Xô trong năm 1944 tại khu vực bán đảo Balkan. Chỉ sau 10 ngày chiến đấu, quân đội Liên Xô đã đánh tan 18 trong số 26 sư đoàn Đức Quốc xã, 12 trong số 23 sư đoàn Romania. Riêng số quân Đức và Romania bị hợp vây tại "cái chảo" lớn ở phía Nam Chişinău và 5 "cái chảo" nhỏ hơn ở Huşi, Vaslui, Birlad, Onesti và Akkerman đã lên đến gần hơn 20 sư đoàn, trong đó có 16 sư đoàn Đức. Tại đó, Tập đoàn quân 6 (Đức) và các tập đoàn quân 3, 4 Romania đều là các đơn vị tái lập sau chiến dịch Stalingrad và được Hitler mệnh danh là những "đạo quân báo thù" nhưng lại bị tiêu diệt một lần nữa tại khu vực Iaşi-Chişinău. Chỉ có Tập đoàn quân 8 và Quân đoàn độc lập 17 (Đức) tạm thời tránh được các đòn tấn công ban đầu do quân đội Liên Xô không hướng mũi tấn công chính vào họ. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau của chiến dịch, khi quân đội Liên Xô mở các mũi tấn công sang vùng Transilvania thì các đơn vị này cũng bị thiệt hại nặng, buộc phải bỏ Romania tháo chạy sang Hungary. Chiến dịch Iaşi-Chişinău là một thắng lợi lớn của Hồng quân Liên Xô với việc toàn bộ quân Đức và Romania đồn trú trong khu vực bị bao vây và tiêu diệt, tạo tiền đề cho các cuộc tấn công chiến lược của Hồng quân vào Đông Âu trong các năm 1944 và 1945. Chiến thắng này cũng khiến Romania rời bỏ phe Trục và chuyển sang liên minh với Liên Xô, chống lại nước Đức Quốc xã. Chiến thắng này còn ảnh hưởng đến các đồng minh của Đức và các chính quyền thân Đức trong khu vực. Chính quyền thân Đức tại Bulgaria mặc dù nắm trong tay hai tập đoàn quân nhưng hầu hết sĩ quan chỉ huy các tập đoàn quân này đều đã đứng về lập trường chống lại chế độ Đức Quốc xã. Các cụm tập đoàn quân F và G của Đức ở Nam Tư và Hy Lạp bắt đầu phải tính đến việc rút khỏi bán đảo này khi phong trào chiến tranh du kích chống Đức Quốc xã phát triển và quân đội Liên Xô đang tấn công tỏa ra khắp bán đảo Balkan sau chiến dịch. Chỉ còn các chính quyền Slovakia và Hungary là vẫn giữ lập trường thân Đức và cung cấp các sư đoàn cho quân đội Đức Quốc xã chống lại Liên Xô và các đồng minh.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Chiến tranh thế giới thứ hai · Xem thêm »

Chiến tranh Xô-Đức

Chiến tranh Xô–Đức 1941–1945 là cuộc chiến giữa Liên Xô và Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trải dài khắp Bắc, Nam và Đông Âu từ ngày 22 tháng 6 năm 1941 khi Quân đội Đức Quốc xã (Wehrmacht) theo lệnh Adolf Hitler xoá bỏ hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô- Đức và bất ngờ tấn công Liên bang Xô Viết tới ngày 9 tháng 5 năm 1945 khi đại diện Đức Quốc xã ký kết biên bản đầu hàng không điều kiện Quân đội Xô Viết và các lực lượng của Liên minh chống Phát xít sau khi Quân đội Xô Viết đánh chiếm thủ đô Đức Berlin.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Chiến tranh Xô-Đức · Xem thêm »

Chop

Chop (tiếng Ukraina: Чоп) là một thành phố của Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Chop · Xem thêm »

Dãy núi Karpat

Dãy núi Karpat hay dãy núi Carpat (Carpaţi; Séc, Ba Lan và Slovakia: Karpaty; Ukraina: Карпати (Karpaty); Đức: Karpaten; Serbia: Karpati / Карпати; Hungary: Kárpátok) là một dãy núi tạo thành hình vòng cung dài khoảng 1.500 km ngang qua Trung Âu và Đông Âu, làm cho nó trở thành dãy núi lớn nhất tại châu Âu.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Dãy núi Karpat · Xem thêm »

Debrecen

Debrecen hay Debretin(là thành phố lớn thứ nhì của Hungary, sau thủ đô Budapest. Thành phố có dân số 205.100 người. Diện tích là km2. Debrecen là trung tâm khu vực của vùng Bắc Đại Đồng Bằng và là thủ phủ của hạt Hajdu-Bihar. Thành phố lần đầu tiên được đề cập bởi tên "Debrezun" vào năm 1235. Các giả thuyết cho rằng tên của nó là nguồn gốc Cuman. Trong các ngôn ngữ khác, tên của thành phố là những điều sau đây: Đức Debrezin, Serbia Debr (e) cin Tiếng Slovak Debrecín, Rumani Debreţin. Trong lịch sử, Debrecen từng lần được chọn làm thủ đô. Lần thứ nhất là vào năm 1848-1849 và lần thứ hai vào cuối thế chiến 2. Debrecen có cự ly 220 km về phía đông của Budapest. Nằm gần đó là Hortobágy, một vườn quốc gia trong phạm vi Hungary.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Debrecen · Xem thêm »

Dej

Dej là một đô thị thuộc hạt Cluj, România.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Dej · Xem thêm »

Giurgiu

Giurgiu là một đô thị thuộc hạt Giurgiu, România.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Giurgiu · Xem thêm »

Hồng Quân

Hồng Quân là cách gọi vắn tắt của Hồng quân Công Nông (tiếng Nga: Рабоче-крестьянская Красная армия; dạng ký tự Latin: Raboche-krest'yanskaya Krasnaya armiya, viết tất: RKKA), tên gọi chính thức của Lục quân và Không quân Liên Xô.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Hồng Quân · Xem thêm »

Hungary

Hungary Phiên âm Hán-Việt là Hung Gia Lợi.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Hungary · Xem thêm »

Josip Broz Tito

Josip Broz Tito (Tiếng Serbia: Јосип Броз Тито, (7 hay 25 tháng 5 năm 1892 – 4 tháng 5 năm 1980) là nhà cách mạng và chính khách người Nam Tư. Ông là tổng thư ký và sau đó là chủ tịch của Liên đoàn Những người Cộng sản Nam Tư (từ năm 1939 đến năm 1980), tham gia và lãnh đạo kháng chiến dân Nam Tư trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sau cuộc chiến ông lên giữ quyền thủ tướng (1945–63) và sau đó lên chức tổng thống (1953–80) của Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư. Từ năm 1943 cho đến khi ông mất, Tito còn giữ cấp bậc Nguyên soái, tổng chỉ huy quân đội Nhân dân Nam Tư (JNA). Tito là người sáng lập quốc gia Nam Tư thứ nhì, tồn tại từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến năm 1991. Mặc dù là một trong những thành viên ban đầu của Cominform, Tito là người đầu tiên và duy nhất có khả năng chống lại điều khiển của Liên Xô. Nam Tư do đó thuộc Phong trào không liên kết, không chống nhưng cũng không ngả theo phe nào trong hai phe đối đầu của Chiến tranh lạnh.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Josip Broz Tito · Xem thêm »

Liên Xô

Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (r, viết tắt: СССР; Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Liên Xô · Xem thêm »

Lugoj

Lugoj là một đô thị thuộc hạt Timiș, România.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Lugoj · Xem thêm »

Miskolc

Miskolc là thành phố ở đông bắc Hungary, thủ phủ của hạt Borsod-Abaúj-Zemplén và trung tâm vùng của Bắc Hunggary.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Miskolc · Xem thêm »

Mukacheve

Mukacheve (tiếng Ukraina: Мукачеве) là một thành phố của Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Mukacheve · Xem thêm »

Nam Tư

Địa điểm chung của các thực thể chính trị được gọi là Nam Tư. Các biên giới chính xác thay đổi tuỳ thuộc thời gian Nam Tư (Jugoslavija trong tiếng Serbia-Croatia (ký tự Latin) và tiếng Slovenia; Југославија trong tiếng Serbia-Croatia (ký tự Kirin) và tiếng Macedonia) miêu tả ba thực thể chính trị tồn tại nối tiếp nhau trên Bán đảo Balkan ở Châu Âu, trong hầu hết thế kỷ 20.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Nam Tư · Xem thêm »

Phương diện quân Ukraina 2

Phương diện quân Ukraina 2 (tiếng Nga: 2-й Украинский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Phương diện quân Ukraina 2 · Xem thêm »

Phương diện quân Ukraina 3

Phương diện quân Ukraina 3 (tiếng Nga: 3-й Украинский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Phương diện quân Ukraina 3 · Xem thêm »

Phương diện quân Ukraina 4

Phương diện quân Ukraina 4 (tiếng Nga: 4-й Украинский фронт) là một phương diện quân gồm một số tập đoàn quân của Hồng quân trong Chiến tranh Thế giới II.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Phương diện quân Ukraina 4 · Xem thêm »

Pitești

Pitești là một thành phố của România, nằm bên sông Argeșr.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Pitești · Xem thêm »

Rodion Yakovlevich Malinovsky

Rodion Yakovlevich Malinovsky (tiếng Nga: Родион Яковлевич Малиновский) (sinh ngày: 23 tháng 11 năm 1898, mất ngày 31 tháng 3 năm 1967) là một chỉ huy cao cấp của Hồng quân trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nguyên soái Liên bang Xô viết từ năm 1944.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Rodion Yakovlevich Malinovsky · Xem thêm »

România

România (tiếng România: România, trong tiếng Việt thường được gọi là Rumani theo tiếng Pháp: Roumanie), là một quốc gia tại đông nam châu Âu, với diện tích 238.391 km².

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và România · Xem thêm »

Satu Mare

Satu Mare (Szatmárnémeti; Sathmar; סאטמאר (Satmar)) là một thành phố România.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Satu Mare · Xem thêm »

Sibiu

Sibiu (phát âm tiếng România) là một thành phố ở Transilvania, România với dân số khoảng 154,548.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Sibiu · Xem thêm »

Stavka

Stavka (Ставка), thường được chuyển ngữ sang tiếng Việt là Đại bản doanh hoặc Tổng hành dinh, là thuật ngữ thường dùng trong tiếng Nga để chỉ cơ quan lãnh đạo tối cao của lực lượng vũ trang của Đế quốc Nga và Liên Xô trong thời gian chiến tranh.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Stavka · Xem thêm »

Szolnok

Szolnok (tiếng Hungary phát âm.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Szolnok · Xem thêm »

Tổng tiến công mùa xuân 1945 tại Ý

Cuộc tấn công mùa xuân năm 1945 tại Ý, có tên mã là hoạt động Grapeshot, là cuộc tấn công của quân đồng minh vào đồng bằng Lombardy bắt đầu vào ngày 6 tháng 4 năm 1945 và kết thúc vào ngày 2 với sự đầu hàng của quân Đức ở Ý.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Tổng tiến công mùa xuân 1945 tại Ý · Xem thêm »

Timișoara

Timișoara (Temeswar, tên cũ là Temeschburg hay Temeschwar, Temesvár, tiếng Serbia: Темишвар/Temišvar, Temeşvar), là một thành phố România.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Timișoara · Xem thêm »

Transilvania

Transilvania (tiếng România: Transilvania hoặc Ardeal; Erdély; Siebenbürgen) là một vùng đất lịch sử ở trung bộ nước România.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Transilvania · Xem thêm »

Turda

Turda là một đô thị thuộc hạt Cluj, România.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Turda · Xem thêm »

Uzhhorod

UzhhorodUzhhorod hay Uzhgorod (tiếng Ukraina và tiếng Nga: Ужгород) là một thành phố Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Uzhhorod · Xem thêm »

Zimnicea

Zimnicea là một thị xã thuộc hạt Teleorman, România.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và Zimnicea · Xem thêm »

1944

1944 (số La Mã: MCMXLIV) là một năm nhuận bắt đầu vào thứ Bảy trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và 1944 · Xem thêm »

3 tháng 10

Ngày 3 tháng 10 là ngày thứ 276 (277 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và 3 tháng 10 · Xem thêm »

30 tháng 8

Ngày 30 tháng 8 là ngày thứ 242 (243 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad và 30 tháng 8 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Chiến dịch Bucharest-Arad, Liên Xô giải phóng Romania, Liên Xô giải phóng Rumani.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »